Các giải pháp chính phủ và phi chính phủ Trẻ_em_đường_phố

Những giải pháp chính phủ

Bởi chưa tới tuổi thành niên, trẻ em đường phố không có đại diện bên trong quá trình quản lý. Chúng không có quyền bỏ phiếu của mình cũng không có qua sự uỷ nhiệm với cha mẹ, những người mà chúng dường như không có quan hệ. Trẻ em đường phố cũng không có bất kỳ đòn bẩy kinh tế nào. Các chính phủ, vì thế, có thể ít chú ý tới chúng.

Các quyền của trẻ em đường phố thường bị chính phủ bỏ quan thậm chí hầu như với mọi chính phủ trên thế giới[40] đã phê chuẩn Hiến chương Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em.[41] Các chính phủ thường bị quấy rầy bởi trẻ em đường phố và có thể lên án các bậc cha mẹ hay các quốc gia láng giềng.[42][43] Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cũng có thể bị lên án vì khuyến khích trẻ em sống trên đường phố khi biến cuộc sống trên đường phố trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn thông qua các dịch vụ do họ cung cấp.[44]

Khi các chính phủ thực thi các biện pháp giải quyết vấn đề trẻ em đường phố, chúng thường là việc đưa trẻ em vào các trại mồ côi, nhà cho trẻ vị thành niên hay các cơ sở trừng phạt.[45][46] Tuy nhiên, một số trẻ em đang ở trên đường phố bởi chúng đã bỏ chạy khỏi các cơ sở đó[47][48][49][50] và một số chính phủ thích hỗ trợ hay làm việc cùng với sự tham gia của các chương trình phi chính phủ.[51] Các chính phủ thỉnh thoảng tiến hành các cuộc bố ráp khi họ đưa tất cả trẻ em ra khỏi các đường phố và đưa chúng tới những nơi khác để giam giữ.[52][53][54]

Trong những trường hợp cực đoan nhất, các chính phủ có thể chấp nhận hay tham gia một cách toan tính vào các chiến dịch dọn dẹp xã hội để giết trẻ em đường phố.[55][56][57] Ví dụ tại Brasil, "Cảnh sát nói các đội tử thần kiếm từ $40 đến $50 khi giết một đứa trẻ em đường phố và lên tới $500 cho một người lớn. Tháng 1, Bộ trưởng Y tế Alceni Guerra nói chính phủ có bằng chứng rằng '"các thương nhân đang cung cấp tài chính thậm chí chỉ đạo việc giết trẻ em đường phố.'"[58]

Các giải pháp phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ sử dụng rất nhiều chiến lược để cung cấp các nhu cầu và các quyền của trẻ em đường phố. Chúng có thể được xếp tiêu chí như sau:

  • Ủng hộ - thông qua truyền thông và tiếp xúc với các cơ quan chính phủ có thể gây sức ép để quyền của trẻ em đường phố được tôn trọng.
  • Ngăn chặn - các chương trình hoạt động để ngăn trẻ em khỏi ra đường, thông qua gia đình và giáo dục cũng như hỗ trợ của cộng đồng.
  • Tổ chức
    • các chương trình phục hồi nhà ở - một số cơ quan cung cấp một môi trường được cách ly khỏi đường phố nơi các hoạt động tập trung vào hỗ trợ trẻ em hồi phục khỏi thuốc phiện, sự lạm dụng thân thể hay tình dục.
    • các ngôi nhà trú ngụ và chăm sóc hoàn toàn - giai đoạn cuối cùng trong nhiều chương trình của các cơ quan là khi đứa trẻ không còn ở trên đường phố mà sống hoàn toàn trong môi trường được cơ quan cung cấp. Một số cơ quan khuyến khích ghép các đứa trẻ vào các gia đình riêng. Các cơ quan khác lập ra những ngôi nhà nơi một số lượng nhỏ trẻ em sống với nhau cùng với cha mẹ do cơ quan đó sử dụng. Các cơ quan khác lập ra các trung tâm chăm sóc với một lượng lớn trẻ em. Một số cơ quan còn có cả chương trình tiếp nối giám sát và chỉ bảo cho trẻ em và các gia đình sau khi đứa trẻ đã rời khỏi chương trình cư trú.
  • Các chương trình ngay trên phố - các chương trình này có mục đích làm giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực nhất của cuộc sống đường phố với trẻ em bằng cách cung cấp các dịch vụ cho chúng ngay trên đường phố. Những chương trình này thường không tốn kém và phục vụ một số lượng lớn trẻ em hơn các chương trình kiểu tổ chức bởi trẻ em vẫn phải tự kiếm sống cho mình trên phố.
    • chương trình cung cấp thức ăn
    • chương trình y tế
    • chương trình luật pháp
    • giáo dục đường phố
    • dịch vụ tài chính (các chương trình ngân hàng và doanh nghiệp)
    • tái hoà nhập gia đình
    • các trung tâm thu nhận/nơi cư ngụ buổi đêm
    • các chương trình nâng cao được thiết kế để đưa trẻ em vào mối quan hệ chặt chẽ hơn với cơ quan
  • Tạo lập ý thức - thay đổi thái độ của trẻ em đường phố về hoàn cảnh của chúng - tự coi chúng là đứa trẻ có hoàn cảnh không may mắn và trở nên người thụ hưởng giúp đỡ một cách tích cực chứ không phải tiêu cực.[59][60]

Nhiều chương trình sử dụng nhiều chiến lược trong số đó và một đứa trẻ sẽ trải qua một số giai đoạn trước khi nó "tốt nghiệp". Đầu tiên đứa trẻ sẽ được tiếp xúc bởi một chương trình mở rộng, sau đó có thể tham gia vào một chương trình trung tâm trợ giúp, dù vẫn sống trên phố. Sau đó đứa trẻ có thể được chấp nhận vào một nơi ở và cuối cùng là chăm sóc tại nơi ở thường xuyên nơi nó được cách ly hoàn toàn khỏi đời sống đường phố.[61][62]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trẻ_em_đường_phố http://www.criancanaoederua.org.br/CENSO%20DA%20EX... http://www.criancanaoederua.org.br/Pesquisa%20Naci... http://www.sescsp.org.br/sesc/revistas_sesc/pb/art... http://www.amcostarica.com/050702.htm http://weblogs.baltimoresun.com/news/mcintyre/blog... http://www.bartleby.com/208/17.html http://streetkidnews.blogsome.com/2003/11/14/child... http://streetkidnews.blogsome.com/2006/04/01/joint... http://streetkidnews.blogsome.com/2006/09/15/wfp-d... http://www.bmj.com/cgi/content/full/316/7144/1596